Tăng cường công tác phối hợp với Cục QLTT trong kiểm tra, giám sát hàng giả, hàng nhái trên các website TMĐT

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, ngày 12/7/2018, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) đã xây dựng Kế hoạch triển khai Chỉ thị. Kế hoạch tập trung vào các mục tiêu sau: tăng cường giám sát điều kiện hoạt động TMĐT đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website và ứng dụng TMĐT để kinh doanh, đặc biệt với các nhóm hàng được nêu tại Chỉ thị số 17/CT-TTg; chủ động và đẩy mạnh công tác phối hợp, cung cấp thông tin cho các đơn vị liên quan để thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Thực hiện Chỉ thị số17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, ngày 12/7/2018, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) đã xây dựng Kế hoạch triển khai Chỉ thị. Kế hoạch tập trung vào các mục tiêu sau: tăng cường giám sát điều kiện hoạt động TMĐT đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website và ứng dụng TMĐT để kinh doanh, đặc biệt với các nhóm hàng được nêu tại Chỉ thị số 17/CT-TTg; chủ động và đẩy mạnh công tác phối hợp, cung cấp thông tin cho các đơn vị liên quan để thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.


{keywords}
Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Tổ trưởng Tổ Công tác 334 Trần Hùng chủ trì cuộc họp

Được sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, ngày 26 tháng 7 năm 2018 Cục đã chủ động phối hợp với Tổ công tác 334 của Cục Quản lý thị trường (QLTT) thảo luận về các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động bán hàng trên môi trường mạng, đặc biệt là đối với các sàn giao dịch TMĐT. Đồng chí Trần Hùng – Phó Cục trưởng Cục QLTT, Tổ trưởng Tổ công tác 334 chủ trì buổi làm việc. Theo đó, hai đơn vị đã thảo luận một số nội dung chính như sau: hai bên sẽ phối hợp, rà soát, kiểm tra thí điểm một số sàn giao dịch TMĐT, tập trung vào các sản phẩm thực phẩm chức năng và đông y; đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho lực lượng QLTT trong công tác kiểm tra, rà soát xử lý vi phạm về thương mại điện tử. Cục cũng sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn các sàn giao dịch TMĐT thực hiện trách nhiệm theo quy định, đặc biệt là các cam kết về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức sở hữu sàn giao dịch TMĐT trong việc kiểm tra, giám sát hàng hóa, dịch vụ trên website của mình.

Liên quan đến vấn đề hàng giả, hàng xâm phạm quy định về sở hữu trí tuệ và hàng hóa hạn chế kinh doanh, một số quy định pháp luật cần chú ý như sau:

1. Về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức sở hữu sàn giao dịch TMĐT

Theo Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website TMĐT, thương nhân, tổ chức sở hữu sàn giao dịch TMĐT có các trách nhiệm sau:

"..-  Ngăn chặn và loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật và hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định như rượu, thuốc lá,...

- Loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này..."

Ngoài ra, các thương nhân, tổ chức này còn có một số trách nhiệm cụ thể khác nêu tại Điều 36 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP như:  có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn; hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật, cung cấp thông tin đăng ký, lịch sử giao dịch và các tài liệu khác về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên sàn; hỗ trợ giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch TMĐT, tích cực chỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình...

2. Về chế tài xử lý vi phạm

Nghị định số 124/2015/NĐ-CP quy định chế tài xử lý vi phạm như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi “không có biện pháp ngăn chặn và loại bỏ khỏi website TMĐT hoặc ứng dụng di động những thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật và hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định.”

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi “không có biện pháp xử lý khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc ứng dụng dịch vụ TMĐT.”